Tổng hợp các Clip bài giảng pháp luật

Bài giảng tuyên truyền pháp luật

ĐĂNG KÝ KÊNH ĐỂ XEM BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT MỚI NHẤT

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT MỚI NHẤT

Clip tuyên truyền Luật An ninh mạng và quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CHI ĐOÀN ĐẠI AN

Photobucket

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên

Mục tiêu chung là phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ma túy trong thanh, thiếu niên; giảm số lượng thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy, vi phạm pháp luật về ma túy hằng năm, góp phần xây dựng thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam phát triển toàn diện; có lý tưởng cách mạng; có đạo đức, ý thức công dân, chấp hành pháp luật; có sức khỏe và lối sống lành mạnh.

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 140/QĐ-TTg ban hành Chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến năm 2030 (gọi tắt là Chương trình).

Theo đó, mục tiêu chung là phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ma túy trong thanh, thiếu niên; giảm số lượng thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy, vi phạm pháp luật về ma túy hằng năm, góp phần xây dựng thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam phát triển toàn diện; có lý tưởng cách mạng; có đạo đức, ý thức công dân, chấp hành pháp luật; có sức khỏe và lối sống lành mạnh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của thanh, thiếu niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chương trình nhằm kiềm chế tỷ lệ gia tăng; tiến tới giảm số lượng thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy so với năm trước. Bảo đảm quản lý chặt chẽ số thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy, sau cai nghiện ma túy theo quy định. Đến năm 2025, trên 80% và năm 2030, trên 90% thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tư vấn, khám sàng lọc, đánh giá, được giáo dục thay đổi hành vi, điều trị, cai nghiện ma túy thích hợp và thanh, thiếu niên sau cai nghiện ma túy, thanh, thiếu niên chấp hành xong án phạt tù về tội phạm ma túy được hỗ trợ dạy nghề, việc làm và các hoạt động hỗ trợ hòa nhập cộng đồng theo quy định pháp luật.

Mục tiêu hằng năm, làm giảm số vụ thanh, thiếu niên phạm tội về ma túy so với năm trước; các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy liên quan đến thanh, thiếu niên được đấu tranh, triệt xóa kịp thời và không để tái hình thành; trên 90% số vụ phạm tội về ma túy phát hiện liên quan đến thanh, thiếu niên được giải quyết, xét xử theo quy định.

Hằng năm, tổ chức Đoàn các cấp phát động phong trào thanh niên hưởng ứng, tham gia các hoạt động phòng, chống ma túy. Các tổ chức Đoàn xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về ma túy xây dựng mô hình phòng, chống ma túy; trong đó mỗi năm giúp đỡ, hỗ trợ để cảm hóa được ít nhất 01 thanh, thiếu niên sau cai nghiện ma túy hoặc thanh, thiếu niên chấp hành xong án phạt tù về tội phạm ma túy tái hòa nhập cộng đồng, có việc làm ổn định.

Hằng năm, ít nhất 70% cơ sở giáo dục bậc trung học cơ sở trở lên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng, chống ma túy cho cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên. Đến năm 2025, trên 80% và năm 2030, 100% cán bộ, giáo viên, giảng viên được tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống ma túy để có đủ năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên.

Để hoàn thành các mục tiêu trên, Chương trình xác định một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, cụ thể:

Một là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên. Coi phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên là nội dung quan trọng, cấp bách trong tổng thể chiến lược quốc gia phòng, chống ma túy. Kết hợp chặt chẽ giữa phòng và chống; lấy phòng ngừa là chính, coi trọng phòng ngừa ngay từ gia đình, cơ sở giáo dục, tổ dân phố, khu dân cư, xã, phường, thị trấn.

Hai là, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên. Thường xuyên nghiên cứu, chủ động nắm tình hình, nhận diện xu hướng thanh, thiếu niên sử dụng trái phép các chất ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần mới để kịp thời bổ sung vào danh mục chất ma túy và tiền chất để quản lý. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật về an toàn thực phẩm; phòng, chống tác hại của thuốc lá, nhất là quản lý chặt chẽ các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thuốc lá thế hệ mới, shisha… đề phòng ngừa tình trạng ma túy “núp bóng”, pha trộn, tẩm ướp vào các loại thực phẩm, thuốc lá… xâm nhập vào thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên…

Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên. Trong đó, tập trung tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật về phòng, chống ma túy, cảnh báo trực diện cho thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên và phụ huynh về hậu quả, tác hại, hiểm họa của ma túy, nhất là ma túy tổng hợp, chất hướng thần, các loại ma túy “núp bóng”, pha trộn, tẩm ướp vào thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử, thuốc lá thế hệ mới, shisha…; phương thức, thủ đoạn lôi kéo thanh, thiếu niên tham gia vào hoạt động phạm tội và tệ nạn ma túy; cách thức nhận biết, kỹ năng phòng ngừa, chủ động tham gia tố giác và cung cấp thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy cho cơ quan chức năng. Tổ chức tuyên truyền cá biệt tập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao như thanh, thiếu niên sau cai nghiện ma túy, không có công ăn việc làm, có tiền án, tiền sự; học sinh, sinh viên cá biệt; thanh, thiếu niên vùng dân tộc thiểu số, khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa; thanh, thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt khác.

Đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền với nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, phù hợp với từng nhóm đối tượng, vùng miền; kết hợp giữa truyền thông đại chúng với tuyên truyền trực tiếp đến từng gia đình, tổ dân phố, cụm dân cư và các cơ sở giáo dục. Tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền phòng, chống ma túy cho thanh, thiếu niên hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma tuý (tháng 6), Ngày quốc tế phòng, chống ma tuý và Ngày toàn dân phòng, chống ma tuý (26 tháng 6); Tháng Thanh niên, Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26 tháng 3); Ngày Pháp luật Việt Nam (09 tháng 11).

Đẩy mạnh khai thác, sử dụng có hiệu quả các phương tiện truyền thông hiện đại và các thành tựu khoa học – công nghệ, nhất là Internet, không gian mạng để tuyên truyền, tương tác trực tuyến giữa thanh, thiếu niên với cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống ma túy. Xây dựng, chuẩn hóa các chương trình, tài liệu tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma tuý cho thanh, thiếu niên, phù hợp với đối tượng, vùng miền. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức và kỹ năng cần thiết cho đội ngũ tuyên truyền viên, cán bộ, giáo viên để làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan thông tin, truyền thông, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và trách nhiệm của ngành giáo dục. Lồng ghép nội dung tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên tại địa bàn cơ sở và các cơ sở giáo dục. Xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể cá nhân, đoàn viên, thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên tích cực tham gia công tác phòng, chống ma túy.

Bốn là, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy; điều trị nghiện ma túy; quản lý chặt chẽ thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy và quản lý, hỗ trợ thanh, thiếu niên sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng.

Năm là, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy nhằm ngăn chặn ma túy tác động đến thanh, thiếu niên. Các lực lượng chuyên trách thường xuyên nắm, phân tích, đánh giá, nhận diện, dự báo chính xác tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy. Tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm kịp thời phát hiện, đấu tranh triệt phá các đường dây, tổ chức, băng nhóm, điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy liên quan đến thanh, thiếu niên, nhất là các hoạt động ma túy “núp bóng”; hoạt động mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện và dịch vụ nhạy cảm về an ninh trật tự; hoạt động mua bán, vận chuyển, lôi kéo, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy liên quan đến không gian mạng…

Trần Hạnh

Một số quy định pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia

Xem tại đây

Một số quy định pháp luật về nghĩa vụ quân sự

Xem link tuyên truyền pháp luật tại đây

Quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ

xem Link tuyên truyền pháp luật tại đây

Một số Quy tắc ứng xử của học sinh

Tổng hợp các văn bản quan trọng có hiệu lực trong tháng 02 năm 2021

1. Xây dựng tạm được cấp quyền sở hữu nhà ở

Nội dung đáng chú ý này được đề cập tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 08/02/2021. 

Căn cứ khoản 14 Điều 1 Nghị định 148/2020, hộ gia đình, cá nhân trong nước được cấp giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Như vậy, so với quy định cũ tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 43/2014, Nghị định mới đã công nhận cả giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn (xây dựng tạm).

Ngoài ra, Nghị định này còn một số nội dung nổi bật khác như: Được làm thủ tục cấp Sổ đỏ nhanh, tại nhà; Thêm cơ quan được quyền nhận hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại Sổ đỏ là Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai…

2. Mức lương tối thiểu vùng 2021 vẫn giữ nguyên như năm 2020

Đây là một trong những nội dung nổi bật tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Tiếp tục đọc

Tổng hợp các văn bản quan trọng có hiệu lực trong tháng 11 năm 2020

1. Từ 01/11, nhiều trẻ mẫu giáo được hỗ trợ tiền ăn trưa 160.000 đồng/trẻ/tháng
Ngày 08/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 105/2020/NĐ-CP quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non,  có hiệu lực từ 01/11/2020.
Theo đó, Chính phủ chủ trương tăng cường nguồn lực từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đầu tư cơ sở vật chất theo các chương trình, dự án để thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp giáo dục mầm non, bảo đảm yêu cầu đến năm 2025 đạt 01 phòng/nhóm, lớp.
Đặc biệt, hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn tính trên số lượng trẻ em được ăn bán trú, tối thiểu bằng 2,4 triệu đồng/01 tháng/45 trẻ em, số dư từ 20 trẻ em trở lên được tính thêm 01 lần mức hỗ trợ. Mỗi cơ sở giáo dục mầm non được hưởng không quá 05 lần mức hỗ trợ nêu trên/01 tháng và không quá 9 tháng/năm học.
Bên cạnh đó, trẻ em có cha, mẹ hoặc có người chăm sóc, nuôi dưỡng thường trú ở thôn đặc biệt khó khăn; là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng; trẻ em là con liệt sĩ, con bệnh binh;… được hỗ trợ tiền ăn trưa là 160.000 đồng/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học. Tiếp tục đọc

Tổng hợp các văn bản được ban hành từ ngày 07/9 đến – 13/9/2020

  1. Xử lý trách nhiệm người đứng đầu có sai phạm trong phê duyệt vị trí việc làm

Ngày 10/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập,  có hiệu lực từ ngày 15/11/2020.

Cụ thể, Chính phủ yêu cầu bảo đảm cơ cấu hợp lý, trong đó số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỷ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.

Bên cạnh đó, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên lập kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm; tổ chức thẩm định và trình người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định phê duyệt. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có Hội đồng quản lý thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải trình Hội đồng quản lý thông qua trước khi quyết định phê duyệt số lượng người làm việc của đơn vị.

Đặc biệt, Chính phủ nêu rõ, người đứng đầu bộ, ngành, địa phương, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, Hội đồng quản lý (đối với đơn vị sự nghiệp công lập có Hội đồng quản lý) và Hội đồng trường (đối với trường đại học công lập) thực hiện không đúng quy định tại Nghị định này thì bị xem xét đánh giá, xếp loại ở mức hoàn thành nhiệm vụ hàng năm và xử lý trách nhiệm theo quy định của Đảng và pháp luật.

  1. Thêm đối tượng được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 104/2020/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức.

Cụ thể, bổ sung thêm 01 nhóm đối tượng được áp dụng quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức theo Khoản 3 Điều 187 của Bộ luật Lao động đó là cán bộ, công chức nữ giữ các chức vụ, chức danh:  Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số. Tiếp tục đọc

Tổng hợp các văn bản quan trọng có hiệu lực trong tháng 9 năm 2020

  1. Từ 01/9, Doanh nghiệp phát hành trái phiếu chỉ cần công bố thông tin trước 03 ngày

Ngày 09/7/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2020/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018/NĐ-CP ngày 04/12/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày 01/9/2020.

Theo quy định mới, doanh nghiệp phát hành chỉ cần công bố thông tin trước ngày dự kiến tổ chức đợt phát hành trái phiếu tối thiểu 03 ngày làm việc cho các nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch Chứng khoán thay vì phải công bố trước tối thiểu 10 ngày làm việc như quy định cũ.

  1. Luật sư xúi giục khách hàng khai sai sự thật bị phạt đến 40 triệu đồng

Ngày 15/7/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, có hiệu lực từ ngày 01/9/2020.

Theo đó, hành vi hành nghề luật sư khi chưa có chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc chưa gia nhập Đoàn luật sư; Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng hoặc treo biển hiệu khi tổ chức hành nghề luật sư do mình thành lập hoặc tham gia thành lập chưa được đăng ký hoạt động;… sẽ bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng. Tiếp tục đọc

Tổng hợp các văn bản được ban hành từ ngày 24/8 đến – 30/8/2020

  1. Từ 15/10, nâng mức phạt buôn bán hàng giả lên tối đa 400 triệu đồng

Ngày 26/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,   có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2020.

 

Cụ thể, cá nhân có hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng bị phạt tiền từ 1 triệu đến 70 triệu đồng phụ thuộc vào giá trị hàng giả tương đương với hàng thật. Đối với hành buôn bán hàng giả là thực phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế… mức phạt tiền sẽ tăng gấp đôi.

Đối với hành vi sản xuất hàng giả, mức phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng đối với cá nhân. Tương tự mức phạt tối đa 200 triệu đồng nếu sản xuất hàng giả là thực phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế.

Trong lĩnh vực kinh doanh rượu, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng với hành vi bán, cung cấp rượu cho người dưới 18 tuổi. Trường hợp bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động; sử dụng lao động dưới 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, kinh doanh rượu mức phạt từ 03 triệu đến 05 triệu đồng.

  1. Từ 15/10, tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường vận chuyển đường hàng không

Đây là nội dung mới được Chính phủ ban hành tại Nghị định 97/2020/NĐ-CP về việc tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không ngày 26/8/2020. Tiếp tục đọc

Tổng hợp các văn bản được ban hành từ ngày 10/8 đến –169/8/2020

1. Từ 20/8, công chức xếp loại xuất sắc phải có 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức
Ngày 13/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2020/NĐ-CP về việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức,   có hiệu lực từ ngày 20/8/2020thay thế cho Nghị định 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định   88/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 56/2015/NĐ-CP
Theo đó, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức; Không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu; Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi;…
Đáng chú ý, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Tiếp tục đọc